Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 1+2


GIỚI THIỆU SÁCH

Giới thiệu sách tháng 1+2
LANG LIÊU VÀ TỤC CÚNG BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT
Trong dịp tết cổ truyền Việt Nam, trên mâm cúng gia tiên của bất kỳ gia đình nào cũng không thể thiếu một thứ bánh đậm đà dân tộc Việt Nam đó là món bánh chưng xanh. Vì sao có bánh chưng xanh? Vì sao bánh chưng lại được đặt trân trọng trên bàn thờ trong ngày tết như vậy? Cô sẽ giới thiệu với các em qua cuốn sách “ Em yêu sử Việt” do NXB Trẻ xuất bản năm 2009. Cuốn sách khổ 14x20cm được in trên giấy trắng với những hình ảnh màu sắc đẹp mắt .
Vua Hùng thứ 6 có 22 người con trai. Tất cả đều thong minh, văn hay võ giỏi. Trong đó có hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu chỉ thíchtrồng trọt.
Khi vua Hùng đã già yếu muốn kén chọn người kế vị. Vua phán truyền “ Đến ngày hội lớn đầu năm, ai dâng được của ngon vật lạ nhất để cúng trời đất sẽ được ta truyền ngôi cao”.
Các hoàng tử đua nhau lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ. Riêng hoàng tử Lang Liêu nghĩ mình sẽ dâng vua cha sản vật từ chính đồng quê của mình. Chàng cùng vợ con chăm sóc cho cánh đồng lúa quê hương. Đến vụ bội thu, chàng suy nghĩ tìm cách làm bánh rồi ngủ thiếp đi mất, trong giấc mơ chàng được 1 vị nữ thần báo mộng ý nghĩa và cách làm các bánh từ gạo nếp. Chàng cùng mọi người chuẩn bị lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gói thành 1 thứ bánh vuông, bọc lá xanh. Mọi người cùng nhau dã gạo nếp giã nhuyễn và nặn thành 1 thứ bánh mịn màng, cẩn thận cho từng cái bánh.
 Ngày hội lớn đầu năm đã đến, mọi người nô nức mang sản vật mà mình đã chuẩn bị để dâng lên vua cha. Đến lượt mình mâm bánh của Lang Liêu trình lên, thấy lạ ai cũng xúm lại xem. Vua Hùng sau khi nêm thử và được nghe ý nghĩa của hai loại bánh. Ông chọn lễ vật Lang Liêu dâng để tế trời đất và đặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng và bánh hình tròn là bánh dày. Ông cũng chọn Lang Liêu là người nối ngôi báu. Từ đó nhân dân ta có tục gói bánh chưng và giã bánh dày trong dịp tết, chọn những cái ngon nhất đẹp nhất bày lên bàn thờ cúng tổ tiên.
Cô cũng giới thiệu thêm với các em 1 cuốn sách nữa. Đó là truyện “Sự tích cây nêu ngày tết” trong cuốn “Sự tích Hồ Gươm”.
          Để biết rõ hơn về “Sự tích bánh chưng bánh dày” và “Sự tích cây nêu ngày tết” các em hãy đến thư viện để tìm đọc nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét